Hội nghị Trung ương 9 khoá XI xác định: “Văn hoá phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”. Việc thực hiện nhất quán, đồng bộ quan điểm này là điều kiện quan trọng để xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Xây dựng nông thôn mới là chủ trương đúng đắn của Đảng và Chính phủ; là cuộc cách mạng, cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn chung sức, đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp. Đồng thời, phát triển sản xuất toàn diện về nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Người dân có nếp sống văn hóa, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo, thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao.
Là vùng đất cổ Yên Dũng được bao bọc bởi ba con sông (sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam) và chứa đựng rất nhiều các trầm tích văn hóa, các di tích lịch sử mang nhiều nét văn hóa đặc thù và có tầm ảnh hưởng mang tính liên vùng.
Tỉnh Bắc Giang hiện có hơn 2.230 di tích các loại, nằm ở tất cả các huyện, thành phố; trong đó có 461 di tích lịch sử-văn hoá, danh lam thắng cảnh (109 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 352 di tích được xếp hạng cấp tỉnh). Mỗi di tích lịch sử-văn hoá mang nét độc đáo, đặc trưng, sắc thái riêng. Đây là không gian diễn ra các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, tâm linh của Nhân dân địa phương; đồng thời, cũng là nơi tổ chức các hoạt động lễ hội để trao truyền những giá trị lịch sử-văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Thời gian qua, công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh Bắc Giang được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đồng thời nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Trong lịch sử nhân loại cũng như trong lịch sử dân tộc ta, văn hóa có sức mạnh nội sinh to lớn, đóng vai trò động lực thúc đẩy con người sáng tạo và phát triển. Do đó, việc khai thông nguồn lực văn hóa có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đòi hỏi nguồn nhân lực, trước hết là những cán bộ cấp chiến lược, phải nắm được những tri thức mới nhất, có phong cách tư duy hiện đại, cách thức suy nghĩ thiết thực và nhất là cách thực thi nhiệm vụ một cách hiệu quả. Đồng thời đòi hỏi mỗi người trong guồng máy sản xuất và hoạt động xã hội một tư duy cực kỳ năng động, có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi nhằm đạt kết quả cao nhất. Và cần quan tâm một số vấn đề sau:
Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống; là nơi gìn giữ, vun đắp, phát huy những giá trị truyền thống quý báu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, đã được hình thành trong quá trình lịch sử, đó là lòng yêu quê hương, đất nước, tinh thần đoàn kết, thủy chung, hiếu nghĩa, cần cù, sáng tạo trong lao động, bất khuất kiên cường vượt qua mọi khó khăn thử thách.
Sáng 21/7/2021, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cho đội ngũ cán bộ, lãnh đạo Liên hiệp, các hội văn học, nghệ thuật, hội khoa học - kỹ thuật và các đại biểu văn nghệ sĩ, trí thức. Đồng chí Nguyễn Văn Liêm, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội nghị tại điểm cầu Bắc Giang.
Văn hóa có vị trí, vai trò quan trọng, là một trong những trụ cột tạo nên sức mạnh tổng hợp trong quá trình phát triển của đất nước và mỗi địa phương. Ngay từ năm 1943, Đề cương về văn hóa Việt Nam đã khẳng định văn hóa là một trong ba mặt trận chính trị-kinh tế-văn hóa. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt quan tâm đến phát triển văn hóa, Người nhấn mạnh “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”; theo Người, trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cần được coi trọng ngang nhau, đó là chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Người khẳng định “Chính trị nghĩ rộng cũng là văn hóa và văn hóa nghĩ sâu cũng là chính trị”.
Quý 2/2021, Khối Văn hóa-Văn nghệ của tỉnh tăng cường phối hợp tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện sáng tạo, linh hoạt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về văn hóa, văn nghệ, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị và nâng cao đời sống tinh thần nhân dân.
Ngày 15/6/2021, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 112-NQ/TU về “Phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”. Trong đó, xác định rõ quan điểm phát triển du lịch là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng, sự quản lý thống nhất của chính quyền; Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh; Đảm bảo tính bền vững, gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ môi trường và thiên nhiên, giải quyết tốt vấn đề việc làm và an sinh xã hội.
Nhận thức rõ vai trò, hiệu quả to lớn mà văn hóa và các giá trị văn hóa đem lại là hình thành, bồi đắp, nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước; nhân lên chí khát vọng, nhu cầu học tập, lao động, cống hiến của mỗi cán bộ, đảng viên vì mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao giá trị vật chất, tinh thần của nhân dân.
Đồng chí Đặng Tiến Mạnh, sinh năm 1977, quê tại xã Giao Yến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Hiện nay đồng chí sinh sống tại đường Quang Trung, phường Trần Phú, thành phố Bắc Giang. Đồng chí là Phó bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Nhà hát Chèo Bắc Giang, hội viên hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam.