ND- Việc dán nhãn cho tác phẩm nghệ thuật trong các lĩnh vực như điện ảnh, hội họa hay văn học,… nhằm góp phần bảo đảm các tác phẩm đến với công chúng phù hợp với giá trị đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục dân tộc và các quy định pháp luật có liên quan đang từng bước được thực hiện. Tuy nhiên, thực tế triển khai vẫn còn nhiều bất cập, chẳng hạn trong việc phân định độ tuổi khiến tác phẩm không đến được đúng đối tượng, và phần nào hạn chế sự sáng tạo của tác giả. Ðiều này đòi hỏi việc dán nhãn cho tác phẩm nghệ thuật cần có những tiêu chí rõ ràng với từng loại hình nghệ thuật, thật sự giúp công chúng được tiếp cận với những tác phẩm phù hợp và có chất lượng.
(ND)- "Chúng ta tự hào là công dân nước Việt Nam anh hùng độc lập thống nhất; và trong đà phát triển chung của cả nước, chúng ta được tình đồng bào thông cảm và giúp đỡ trong khối đại kết dân tộc, nên chúng ta hãy hân hoan chu toàn sứ mạng vinh quang của mình", đó là đường hướng đã được Hội đồng Giám mục Việt Nam xác định và vạch rõ trong Thư chung năm 1980.
Thực tế, nhiều năm qua, đất nước không ngừng lớn mạnh, uy tín trên trường quốc tế ngày càng cao, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được giữ gìn và củng cố. Ðạt được điều này có phần đóng góp tích cực của giới chức sắc Công giáo và đông đảo giáo dân trên cả nước. Nhưng đáng tiếc, thời gian gần đây lại có một số chức sắc, công dân theo Công giáo ở Việt Nam có phát ngôn, việc làm đi ngược đường hướng tích cực này.
(QĐND)- Một trong những phẩm chất cao đẹp nhất của người cộng sản là đức tính hy sinh. Hy sinh là tự nguyện chấp nhận khó khăn, gian khổ, thiệt thòi, biết đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi với đồng chí, đồng đội và nhân dân. Vượt lên trên lợi ích cá nhân và cái tôi nhỏ bé, đức tính hy sinh không chỉ là vẻ đẹp của người cộng sản mà còn là một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và tư cách chân chính của người cán bộ, đảng viên. Tuy nhiên, hiện có một bộ phận cán bộ, đảng viên đang mang nặng tư tưởng so bì, tị nạnh, tính toán, thực dụng rất đáng cảnh báo, phê phán.
(BGĐT)- Với chủ đề “Bắc Giang - Truyền thống và hội nhập”, Triển lãm ảnh của nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Đoàn Việt Hưng đã khai mạc sáng nay (ngày 26-8) tại Bảo tàng tỉnh Bắc Giang. Nhà báo Việt Hưng đang công tác tại Báo Bắc Giang và là hội viên Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh.
Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, sự ra đời của Phật giáo Trúc Lâm thời Trần có ý nghĩa rất lớn. Phật giáo Trúc Lâm tự có nét độc lập, tính nhập thế, tinh thần không phụ thuộc thân ngoại, đã khoác lên dân tộc chiếc áo tôn giáo thuần chất Việt. Nếu Đông Yên Tử (tỉnh Quảng Ninh) là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu tập, thì Tây Yên Tử (Bắc Giang) là con đường hoằng dương Phật pháp của Ngài. Sau khi Trần Nhân Tông nhập niết bàn, Pháp Loa và tổ đệ tam Huyền Quang cũng theo con đường phía Tây này thực hiện nhiệm vụ Phật sự của Trúc Lâm, cho mở mang, xây dựng chùa tháp, phát triển đạo Phật rộng khắp ở Bắc Giang. Bài viết này chỉ ra một vài nét về Phật giáo Trúc Lâm thời Trần ở Bắc Giang qua sự phân bố của Phật giáo Trúc Lâm Tây Yên Tử, những dấu ấn, dấu tích, văn bia.
Tôn vinh, trao tặng danh hiệu cho nghệ sĩ tài năng, có nhiều đóng góp, cống hiến cho nghệ thuật và xã hội là một biểu hiện cụ thể về sự ghi nhận, quan tâm của Đảng, Nhà nước ta đối với sự phát triển của nghệ thuật nói chung, cá nhân các nghệ sĩ nói riêng. Chủ trương, chính sách đúng đắn này cần tiếp tục duy trì và hoàn thiện để góp phần khích lệ, động viên kịp thời, cũng như tác động tích cực tới sự nỗ lực của nghệ sĩ, đáp ứng sự quan tâm của công chúng nghệ thuật.
Ngàn năm dưới bóng quê nhà là tập tùy bút của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà. Hiện chị đang công tác ở Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc Giang, là Tổng Biên tập Tạp chí Sông Thương. Qua 22 bài viết, cuốn sách đã tái hiện những nét không gian văn hóa cổ đặc sắc của vùng đất Bắc Giang xưa đan xen với những hình ảnh đặc trưng, những sản vật hiện tại của miền Kinh Bắc Thượng ngày nay.
(ND) Từ khi chủ trương xã hội hóa hoạt động bảo tàng ra đời, sự xuất hiện của các bảo tàng, nhà lưu niệm, khu tưởng niệm do tư nhân thành lập đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Một số địa chỉ trở thành điểm tham quan bổ ích nhờ chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử độc đáo. Tuy nhiên, về cơ bản đến nay, số lượng và chất lượng của các cơ sở này vẫn chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của công chúng.
(ND) Đối với lĩnh vực phim hoạt hình, Việt Nam là một thị trường giàu tiềm năng nhưng đáng tiếc suốt thời gian qua, thể loại phim này dường như không có chỗ đứng trên chính “sân nhà”, trong khi không ít bộ phim hoạt hình do nước ngoài sản xuất lại chiếm áp đảo doanh thu tại các phòng vé. Sự vào cuộc của các nhà làm phim hoạt hình tư nhân gần đây đã bước đầu mang lại những tín hiệu đáng mừng.
(NDĐT) Từ năm 2016, lộ trình thực hiện tự chủ tài chính của các nhà hát công lập chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặt ra, đồng thời yêu cầu các đơn vị phải hoàn thành vào năm 2020. Đến nay, nửa chặng đường đã đi qua, câu chuyện xã hội hóa các nhà hát thực hiện được đến đâu đang là điều mà dư luận quan tâm.
(ND)- Sự trì trệ, lạc hậu, chậm phát triển của sân khấu kịch nói so với yêu cầu của cuộc sống đã được nhiều nghệ sĩ trong giới thừa nhận. Thực trạng này đòi hỏi sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy cũng như cách làm của các nhà hát, đoàn kịch, của cá nhân nghệ sĩ mới có thể giúp kịch nói tiếp tục phát triển, và kéo được nhiều khán giả đến với sàn diễn.
Bài 1: Sân khấu kịch nói đang "ngủ đông"? -
(ND)- "Ngủ đông", đó là đánh giá của một số nhà phê bình nghệ thuật về thực trạng của sân khấu kịch nói nước nhà hiện nay. Dẫu nhận xét này có thể còn phần nào từ góc độ tiếp cận chủ quan, thì vẫn là ý kiến cần tham khảo. Bởi từ hoạt động của sân khấu kịch nói trong các năm qua, không khó để nhận ra một thực tế là rất ít vở diễn thành công, và công chúng thì có xu hướng ngày càng thờ ơ…
(ND ĐT) Nhằm lôi kéo sự chú ý của công chúng, thời gian qua không chỉ trong lĩnh vực thương mại, kinh doanh, mà trong nhiều hoạt động văn học, nghệ thuật, hiện tượng lạm dụng hình thức quảng bá, truyền thông thật đáng lo ngại. Một số tổ chức, cá nhân bất chấp thuần phong mỹ tục cố gắng thực hiện các chiêu trò đánh bóng tên tuổi một cách phản cảm, gây bức xúc trong dư luận.
(ND) Thời gian qua, sự xuất hiện hàng loạt tự truyện, hồi ký của người nổi tiếng trong giới giải trí đã nhận được sự quan tâm từ các phương tiện truyền thông, người hâm mộ, góp phần làm sôi động, phong phú thêm đời sống văn hóa, văn nghệ trong nước. Tuy nhiên, không ít người đang lợi dụng “những lời bộc bạch” để đánh bóng tên tuổi và các mục đích thiếu trong sáng khác.