Toàn tỉnh Bắc Giang có 13 khu, điểm du lịch đã được công nhận song việc đầu tư, khai thác dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí ở những nơi này còn hạn chế, cần có giải pháp đồng bộ để tháo gỡ.
Sở hữu nhiều di sản văn hóa có giá trị, cấp ủy, chính quyền, ngành chức năng các cấp của tỉnh Bắc Giang đã quan tâm công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch.
Sáng 3/3, lễ khai hội chùa Vĩnh Nghiêm được UBND huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang tổ chức tại xã Trí Yên. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 3/3 đến hết ngày 5/3 (tức từ ngày 12 tháng 2 đến hết ngày 14 tháng 2 năm Quý Mão).
Dịp này, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang diễn ra các lễ hội với những trò chơi dân gian; hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc, hấp dẫn. Góp vui vào hội xuân có vai trò quan trọng của các câu lạc bộ (CLB) ở nhiều xã, phường, thôn, xóm.
Ngày 14/2/2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 74-KH/TU tuyên truyền và tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về văn hóa Việt Nam” (1943 - 2023).
Tối 4/2, tại Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam (Bắc Giang), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND huyện Lục Nam tổ chức khai mạc Liên hoan hát Văn, hát Chầu văn tỉnh Bắc Giang lần thứ V, năm 2023.
Sáng 2/2 (ngày 12 tháng Giêng năm Quý Mão), tại Khu du lịch tâm linh, sinh thái Tây Yên Tử, huyện Sơn Động (Bắc Giang), UBND tỉnh Bắc Giang long trọng tổ chức khai hội Xuân Tây Yên Tử và khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2023.
Sau 3 năm không mở hội do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử sẽ được tổ chức ngay những ngày đầu năm Quý Mão 2023. Để lễ hội diễn ra trang trọng, an toàn, công tác chuẩn bị đang được các đơn vị, huyện Sơn Động (Bắc Giang) gấp rút thực hiện.
Chào xuân mới năm 2023, trên địa bàn một số huyện và TP Bắc Giang diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong các tầng lớp nhân dân.
Cuốn sách “Lễ hội Làng Thổ Hà” là một công trình sưu tầm, nghiên cứu có giá trị của Thạc sĩ Nguyễn Minh Bắc, Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc Giang. Xưa nay nhắc đến lễ hội vùng Kinh Bắc, nhiều người nhắc ngay đến lễ hội Thổ Hà, đọc cuốn sách “Lễ Hội Thổ Hà” ta như thấy nét nguyên vẹn của văn hóa hội làng xưa và hội tụ được nhiều yếu tố văn hóa dân gian vô cùng đặc sắc. Tác giả cũng đã công phu sưu tầm, lựa chọn nhiều bài hát, điệu hát tiêu biểu, cùng với những lời dẫn, lời bình sâu sắc và những kiến giải, trăn trở với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của lễ hội Thổ Hà trong giai đoạn hiện nay.
Với chủ trương “lấy cái đẹp, dẹp cái xấu”, việc xây dựng và thực thi hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và giá trị gia đình Việt Nam với những giá trị tốt đẹp được lan tỏa sẽ góp phần khắc phục, đẩy lùi những mặt hạn chế, những “thói hư tật xấu”, hướng đến xây dựng, hình thành những con người mới để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Sáng ngày 28/11/2022, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức Hội thảo "Tạp chí Sông Thương chặng đường 25 năm xây dựng và phát triển (1997-2022)”. Tới dự có các đồng chí: Đỗ Tuấn Khoa, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đỗ Bình Dương, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang; các đồng chí nguyên Tổng Biên tập Tạp Chí Sông Thương qua các thời kỳ và các đồng chí chi hội trưởng, chi hội phó các chi hội chuyên ngành Hội văn học nghệ thuật tỉnh Bắc Giang. Nhạc Sĩ Nguyễn Tuấn Khương, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc Giang chủ trì hội thảo.
Trong tiến trình lịch sử, nông thôn là vùng có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội, đồng thời là nơi sản sinh, hình thành, lưu giữ những giá trị văn hóa cổ truyền, góp phần kiến tạo bản sắc văn hóa dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, văn hóa nông thôn vẫn tiếp tục khởi sắc song cũng chịu không ít sức ép, khó khăn và thách thức trong bảo tồn và phát huy, phát triển.