Thời gian vừa qua, cùng với tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp thì tình trạng phát tán tin giả, tin sai sự thật về dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch Covid-19 cũng gia tăng. Việc xuất hiện nhiều thông tin giả, tin sai sự thật với số lượng lớn các video clip “tự phát” được phát tán tràn lan trên không gian mạng đã và đang gây hoang mang, bức xúc trong dư luận xã hội, nếu không xử lý tốt sẽ dễ phát sinh điểm nóng, ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch bệnh của Đảng, Nhà nước và chính quyền các địa phương.
Quan điểm của Đảng ta luôn nhất quán và được toàn thể nhân dân Việt Nam đồng tình, hưởng ứng nhưng vẫn có một số phần tử ác ý tung ra những luận điệu đả kích, chống phá trắng trợn, hoặc một số thế lực muốn lái chúng ta đi theo con đường khác.
Tin giả về đại dịch và phòng, chống dịch COVID-19 có thể xuất phát từ sự vô ý, tùy tiện, thiếu trách nhiệm hoặc chủ ý của người tạo ra và đưa tin, nhằm phá hoại và trục lợi về kinh tế, làm cản trở, giảm uy tín, hiệu quả hoạt động của tổ chức, cơ quan và cả xã hội trong phòng, chống dịch bệnh.
Mạng xã hội mang lại nhiều giá trị tích cực, cho phép tìm kiếm thông tin dễ dàng, gặp gỡ, giao lưu, gắn kết cộng đồng, trao nhận, chia sẻ tình cảm; tìm kiếm việc làm, quảng cáo, kinh doanh và giải trí. Sự xuất hiện của mạng xã hội đã tạo ra những giá trị mới, đem lại hiệu quả kinh tế, thúc đẩy giáo dục - đào tạo và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Đảng, Nhà nước ta luôn tôn trọng và bảo vệ quyền tự do thông tin, tự do Internet và mạng xã hội.
Trải qua hơn 91 năm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, niềm tin của nhân dân đối với Đảng ngày càng được củng cố và tăng cường. Đó là một sự thật không thể phủ nhận. Dẫu vậy, các thế lực phản động, thù địch vẫn không ngừng mọi thủ đoạn xuyên tạc, bôi nhọ lãnh tụ, hạ thấp uy tín lãnh đạo của Đảng. Đấu tranh với những luận điệu sai trái đó là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, không chỉ để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, mà còn là bảo vệ cuộc sống của nhân dân.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và công nghệ thông tin, mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, bên cạnh những mặt tích cực, tiện ích đem lại cho sự phát triển kinh tế - xã hội và chất lượng cuộc sống của người dân; các thế lực thù địch đã triệt để lợi dụng internet, mạng xã hội và những mặt trái của quá trình hội nhập để xuyên tạc, phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng, phủ nhận mục tiêu và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo luôn là vấn đề mà các thế lực thiếu thiện chí, thù địch với chế độ ta lợi dụng để chống phá cách mạng Việt Nam. Thời gian qua, các thế lực thiếu thiện chí, có thâm thù với chế độ ta và một số tổ chức nước ngoài vẫn có cái nhìn sai lệch về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam. Gần đây, báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tình hình tôn giáo thế giới năm 2020, trong đó có phần nhận xét về Việt Nam, đã cho rằng, chính quyền Việt Nam tiếp tục thông qua các điều luật, quy định “không rõ ràng để kiểm soát, hạn chế tự do tôn giáo”.
Sáng 20/7, Ban Chỉ đạo 35 tỉnh Bắc Giang triển khai nhiệm vụ công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng những tháng cuối năm 2021. Đồng chí Lê Thị Thu Hồng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo (BCĐ) chủ trì. Cùng dự có đồng chí Đỗ Đức Hà, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó trưởng BCĐ; các thành viên BCĐ và các thành viên tổ thư ký giúp việc.
Hiện nay, các thế lực thù địch đang ra sức phá hoại, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, công kích nền tảng tư tưởng của Đảng ta hòng làm giảm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Trước tình hình đó, việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa sống còn trong bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Nhận thức rõ, sâu sắc về ý nghĩa quan trọng của công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nội dung cơ bản, hệ trọng, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa sống còn của công tác xây dựng Ðảng, xây dựng hệ thống chính trị của toàn thể đảng viên, cán bộ và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Trong tình hình mới hiện nay, để tăng cường, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, mỗi cấp ủy, cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ tuyên giáo các cấp cần chủ động tư duy, phân tích tình hình để nhận diện rõ bối cảnh mới, âm mưu mới, phưng thức hoạt động mới của các thế lực thù địch, từ đó đề ra chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh và mỗi địa phương, đơn vị.
Trong khi cả nước ta đang tập trung mọi nguồn lực để kiểm soát nguồn lây lan dịch bệnh COVID-19 thì trên mạng xã hội, các đối tượng cơ hội chính trị lại không ngừng xuyên tạc, phát tán thông tin sai lệch gây hoang mang dư luận về công tác phòng, chống dịch bệnh.
Từ đầu năm đến nay, cơ quan chức năng của Bộ Công an và công an các địa phương trong cả nước liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều đối tượng tạo lập các trang Fanpage trên Facebook với danh nghĩa hoạt động từ thiện để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của các nhà hảo tâm. Đây là thủ đoạn phạm tội tinh vi, do đó, người dân cần nâng cao cảnh giác để không bị các đối tượng lợi dụng, chiếm đoạt tài sản.
“Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được công bố ngày 16/4/2021 có ý nghĩa rất quan trọng đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay. Một trong những vấn đề được đồng chí Tổng Bí thư nhấn mạnh là đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, góp phần quan trọng trong việc phản bác những quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch.
Nội hàm, bản chất nền kinh tế thị trường của nước ta đã được làm sáng tỏ, có điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước nhằm hướng tới mục tiêu chung - cao nhất là xây dựng nước Việt Nam: "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", mang lại hạnh phúc, ấm no cho toàn thể nhân dân. Mục tiêu này là phản ánh nguyện vọng của nhân dân và phù hợp với xu thế thời đại.
Bầu cử là công việc của mỗi quốc gia và có cách tổ chức và quy định bầu cử khác nhau. Không thể lấy mô hình của nước này áp đặt lên nước khác. Điểm chung trong bầu cử của các nước là theo nguyên tắc “phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín”.