Chùa Vĩnh Nghiêm - Bắc Giang (ảnh minh họa)
Sự phân bố của Phật giáo Trúc lâm Tây Yên Tử tỉnh Bắc Giang
Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử ra đời từ thời Trần, được phân bố trên một địa bàn rộng lớn, nhưng tập trung nhất là ở 03 tỉnh: Quảng Ninh, Bắc Giang và Hải Dương. Trên địa bàn Quảng Ninh, đó là hệ thống di tích thuộc khu vực Yên Tử, với hàng chục điểm di tích lớn, nhỏ; các di tích ở khu vực Đông Triều, trong đó có di tích chùa Quỳnh Lâm, Am Ngọa Vân. Ở Hải Dương, đó là khu di tích chùa Thanh Mai, khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, cùng hơn 20 điểm di tích khác, có liên quan tới Phật giáo Trúc Lâm. Ở Bắc Giang, bên sườn Tây Yên Tử nằm trên địa phận huyện Sơn Động, huyện Lục Ngạn, huyện Lục Nam, huyện Yên Dũng địa bàn gắn liền với sự hình thành và phát triển của Phật giáo Trúc Lâm. Đó là chùa Vĩnh Nghiêm - điểm nhấn đặc biệt quan trọng, một trung tâm Phật giáo nổi tiếng dưới thời Trần, cùng hệ thống Phật giáo Trúc Lâm phân bố suốt dọc triền phía Tây dãy núi Yên Tử. Tính từ Vĩnh Nghiêm ngược lên là: chùa Mã Yên, chùa Hòn Tháp, chùa Cao, chùa Khám Lạng, chùa Bình Long, đền Suối Mỡ, đền Trần, chùa Hòn Trứng, chùa Hồ Bấc (ở huyện Lục Nam), chùa Am Vãi, chùa Đồng Vành, (ở huyện Lục Ngạn) và Khu bảo tồn Tây Yên Tử, với chùa Đèo Bụt, chùa Cầu, chùa Kim Quy (ở huyện Sơn Động).
Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, chùa Vĩnh Nghiêm là một trung tâm, quan trọng trong hệ thống Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử. Chùa được xây dựng từ khá sớm thời Lý. Đến thời Trần được xây dựng thành trung tâm của Phật giáo Trúc Lâm. Sau khi từ bỏ ngai vàng đi tu, Trần Nhân Tông: “… đã biến ngôi chùa Vĩnh Nghiêm (còn gọi là chùa Đức La, hiện nay ở xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) thành trụ sở Trung ương của Giáo hội Trúc Lâm, chứa đủ hồ sơ của tăng, ni cả nước. Ông đã tổ chức nhiều lần độ tăng ni, mỗi lần không dưới một nghìn người”[1]. Cả ba vị Tổ Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang đều lấy chùa Vĩnh Nghiêm làm Trung tâm truyền bá Phật pháp của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử.
Dương Ngô Ninh
[1] . Hà Văn Tấn (1992), Chùa Việt Nam, Hà Nội: 12.
[2] . Quốc sử quán triều Nguyễn, (1971), Đại Nam nhất thống chí, tập 4, Nxb KHXH, Hà Nội: 77.
[3] . Bảo tàng Bắc Giang (2011), Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Bảo tồn phát huy các giá trị di sản văn hóa Lý-Trần tỉnh Bắc Giang, Nxb Thông Tấn: 112.
[4] . Nguyễn Xuân Cần, Nguyễn Huy Hạnh, Nguyễn Hữu Tự (2004), Chốn tổ Vĩnh Nghiêm, Bảo tàng Bắc Giang xb, Bắc Giang: 88.
[5] . Đạo Giáo Nguyên Lưu của An Thiền viết vào năm 1845, Tài liệu Lưu trữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, mã số 2675.
[6] . Bia Vô đề thời Trần, chùa Nham Nguyệt, xã Tân Liễu, huyện Yên Dũng.
[7] . Bia bài vị chùa Am Vãi, thôn Biềng, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn.
[8] . Nguyễn Đăng Duy (1998), Nho giáo với văn hóa Việt
BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY BẮC GIANG
Địa chỉ: Số 8 Hoàng Văn Thụ, phường Hoàng Văn Thụ, Thành phố Bắc Giang, Bắc Giang
Thường trực CQ: (0240)3.854.367 - Fax: (0240)3.851.733
Email: tuyengiao@bacgiang.gov.vn Website: www.tuyengiao.bacgiang.gov.vn