Ngày 14/7/2018, tại Bắc Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( NN & PTNT) đã tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định của Chính phủ về Chương trình OCOP “ Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018 - 2020.
Đ/c Vương Đình Huệ phát biểu tại Hội nghị toàn quốc mỗi xã một sản phẩm
Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ dự và chủ trì Hội nghị. Các đồng chí Nguyễn Xuân Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ Trưởng Bộ NN & PTNT; đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang; đồng chí Trần Thanh Nam, Thứ trưởng BộNN&PTNT, đồng chủ trì hội nghị.
Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương và các tỉnh thành phố trong cả nước; ông Chủ tịch OCOP vùng Oita của Nhật Bản và một số tổ chức quốc tế; lãnh đạo cáccơ quan, ban, ngành, đòan thể tỉnh, các huyện, thành phố và một số doanh nghiệp, HTX tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang.
Đồng chí Nguyễn Xuân Cường, phát biểu khai mạc hội nghị, đã nhấn mạnh sự chỉ đạo của Chính phủ về việc đẩy mạnh hơn nữa Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; trong có chương trình OCOP “ Mỗi xã một sản phẩm” sẽ giúp cho việc phát triển các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệpvà dịch vụ nông nghiệp có lợi thế ở mỗi địa phương. Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc triển khai thực hiện Chương trình này trên phạm vi toàn quốc; hiệu quả của Chương trình sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn nước ta trong thời kỳ mới.
Tại Hội nghị, đồng chí Trần Thanh Nam, thứ trưởng Bộ NN&PTNT đã thông tin những nội dung cơ bản về Chương trình OCOP đã được Chính phủ phê duyệt; những trọng tâm của Chương trình này triển khai thực hiện trong giai đoạn 2018-2020; trình bày dự thảo bộ tiêu chí đánh giá và xếp loại sản phẩm OCOP. Một số mục tiêu cơ bản của Chương trình là đến năm 2020 sẽ xây dựng được hệ thống quản lý, điều hành Chương trỉnh OCOP đồng bộ từ Trung ương đến địa phương; ban hành được bộ tiêu chí đánh giá và xếp hạng sản phẩm; tiêu chí hóa được ít nhất 50% số sản phẩm hiện có, tương ứng với 2.400 sản phẩm; hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa các hộ sản xuất với doanh nghiệp; triển khai thực hiện được 10 mô hình “Làng văn hóa du lịch”; thành lập mới 500 HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ...
Một số đại biểu tham luận tại Hội nghị đều nhấn mạnh tầm qua trọng của việc triển khai thực hiện Chương trình OCOP nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn ở mỗi địa phương. Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm đề đảy mạnh xây dựng nông thôn mới. Việc triển khai thực hiện Chương trình là một quá trình phải liên tục nhưng từng bước vững chắc. Phát huy trách nhiệm và sức mạnh của cả hệ thống chính trị, trọng tâm là các ngành chức năng có liên quan từ tỉnh đến cấp huyện, cơ sở. Về tổ chức để chương trình đi vào cuộc sống có hiệu quả cần thiết hình thành bộ máy chỉ đạo đủ mạnh, có quy chế làm việc, có phân công trách nhiệm rõ ràng; thường xuyên tổ chức kiểm điểm đánh giá,tiến hành sơ kết, tổng kết thực hiện mục tiêu chương trình đề ra.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu rõ quan điểm chỉ đạo của Chính phủ về triển khai thực hiện Chương trình OCOP. Mỗi địa phương cần xuất phát từ đặc điểm cụ thể, phát huy lợi thế để đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới. Yêu cầu các cấp, các ngành địa phương tích cực tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của chương trình, nâng cao nhận thức và sự đồng thuận, thống nhất hành động của toàn dân. Các bộ, ban, ngành và các tỉnh cần sớm ban hành các quy định; hệ thống tiêu chí đánh giá sản phẩm; thực hiện tốt việc giao lưu thượng mại giữa các tỉnh thành phố trong cả nước. Thực hiện tốt việc tổ chức xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản nông sản ra thị trường ngoài nước; từng bước đưa nông dân vào tiến trình hội nhập quốc tế.
Trong chương trình Hội nghị đã diễn ra lễ ký kết Chương trình hợp tác giữa Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương với một số doanh nghiệp trong nước và tổ chức quốc tế.