Xác định công tác xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bắc Giang là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, có tính chất quyết định thắng mọi nhiệm vụ chính trị, các cấp ủy đảng từ tỉnh đến cơ sở đã đẩy mạnh quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, sáng tạo các chỉ thị, nghị quyết của đảng về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam. Trong đó, tập trung vào Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; Chỉ thị số 27-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII) về “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội”; Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về “Xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới”; Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 02/7/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) “Về chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội”; Chỉ thị 41-CT/TW của Ban Bí thư (khoá XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo
Trong khi các loại hình nghệ thuật khác ở Việt Nam đang phải đối mặt không ít khó khăn thì lĩnh vực âm nhạc lại có những chuyển biến mới với sự phát triển của thị trường cũng như sự nhanh nhạy của một số ca sĩ nổi tiếng. Thay vì đầu tư vào sự kiện âm nhạc lớn như trước đây, sản xuất video ca nhạc, phim ca nhạc được xem là hướng đi mới để thu hút khán giả và thu lợi nhuận từ quảng cáo. Tuy nhiên, chính lúc này lại đang xuất hiện nguy cơ coi nhẹ chất lượng chuyên môn, thậm chí sa vào dung tục, phản cảm từ một số sản phẩm âm nhạc.
Trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 vừa qua, một trong những yếu tố quan trọng đem lại thành công bước đầu như hiện nay là chúng ta đã thực hiện tốt việc tuyên truyền, cổ động để người dân có nhận thức, ứng xử đúng đắn trong việc phòng, chống và từ đó chung sức, đồng lòng vượt qua dịch bệnh. Đáng chú ý, bên cạnh hệ thống truyền thông luôn kịp thời cập nhật thông tin, truyền đạt chỉ đạo của chính quyền và ngành chức năng, khuyến cáo phương pháp phòng, chống,... thì ở lĩnh vực nghệ thuật nhiều nghệ sĩ đã tích cực hưởng ứng bằng cách phát huy thế mạnh của mình góp phần tạo nên sức mạnh trong toàn xã hội. Trong số đó phải kể đến vai trò các nghệ sĩ sáng tác tranh cổ động.
Việc đặt hàng xuất bản phẩm sử dụng ngân sách nhà nước ở trung ương và địa phương được quy định trong các văn bản của Đảng và Luật Xuất bản là một chính sách nhất quán, được cụ thể hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật trong từng thời kỳ và đạt được những kết quả tích cực, tạo điều kiện cho nhiều nhà xuất bản, cơ quan nhà nước, cơ sở nghiên cứu và các hội xã hội nghề nghiệp công bố tác phẩm, công trình nghiên cứu có giá trị. Tuy nhiên với sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực này trong những năm qua, quá trình thực hiện chính sách đúng đắn nêu trên hiện đang bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần được hoàn thiện và sửa đổi phù hợp với tình hình mới.
Việt Nam hiện có gần 200 bảo tàng thuộc sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân. Tuy nhiên, số bảo tàng hoạt động thật sự có hiệu quả lại chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vừa thừa, vừa thiếu đang là tình trạng chung trong hoạt động của các bảo tàng, đòi hỏi sự sắp xếp lại cho hợp lý và tránh lãng phí.
Kỳ 3 Cơ hội tăng tốc từ du lịch thông minh
Với sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, du lịch thông minh được xem là hướng đi mà các doanh nghiệp du lịch lữ hành tại Việt Nam phải lựa chọn nếu không muốn bị tụt hậu. Theo phương châm "đi tắt đón đầu", nhanh chóng tiếp nhận các tiến bộ từ khoa học công nghệ, đến nay du lịch Việt Nam đã đạt được một số thành tựu nhất định. Tuy vậy, vẫn còn nhiều thách thức cần vượt qua nhằm khẳng định vị thế và tận dụng các tiềm năng sẵn có về cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa.
Kỳ 2: Kết nối giữa điện ảnh và du lịch
Với ưu thế của một loại hình nghệ thuật có tính đặc thù, tại nhiều nước trên thế giới, điện ảnh không chỉ đơn thuần phục vụ nhu cầu giải trí của công chúng mà còn trở thành “đại sứ văn hóa”, hỗ trợ đắc lực cho phát triển du lịch quốc gia. Với du lịch Việt Nam, nhất là trong giai đoạn quan trọng hiện nay, những lợi thế của bộ môn “nghệ thuật thứ bảy” cần được phát huy hơn nữa để góp phần thúc đẩy sự phục hồi, phát triển của ngành kinh tế quan trọng này.
Sau một thời gian du lịch Việt Nam gần như bị “đóng băng” bởi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, đến nay nhiều biện pháp kích cầu du lịch đang được ngành chức năng cùng các đơn vị, doanh nghiệp du lịch tích cực triển khai. Cùng với đó, nhiều điểm mạnh, vốn quý của du lịch Việt Nam nếu được phát huy khai thác, tận dụng đúng hướng cũng được xem sẽ góp phần tích cực đưa ngành kinh tế này tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên để thực hiện hiệu quả vấn đề này, giúp du lịch thật sự khởi sắc, lấy lại đà phát triển mạnh mẽ cần huy động nguồn lực nội sinh, sự chung tay của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương,… liên quan, cũng như sự hưởng ứng của cả cộng đồng.
Trong Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền nam, tháng 4-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt…” và Người khẳng định: “Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta”. Đó là cơ sở cho chúng ta xác định xây dựng đất nước ngày càng văn minh, hiện đại, cùng phát triển trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau là khát vọng chung của 54 dân tộc anh em trong một đại gia đình. Cũng vì thế, bảo đảm ứng xử công bằng, khoa học, trên tinh thần tôn trọng các giá trị văn hóa của các dân tộc là một yêu cầu hết sức cần thiết trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
Thành viên chủ yếu là nông dân, tiểu thương, lao động tự do, kinh phí hoạt động hầu như tự túc song nhiều câu lạc bộ (CLB) chèo ở huyện Lục Nam (Bắc Giang) vẫn tích cực duy trì hoạt động. Những điệu chèo ngân nga không chỉ làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần mà còn góp phần bảo tồn di sản văn hóa trên quê hương sông Lục, núi Huyền.
Thời gian gần đây, một số nhà sản xuất các chương trình truyền thông đã sử dụng cốt truyện, hình ảnh, lời thoại không đúng với những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, những cốt cách của đồng bào dân tộc thiểu số. Dù chỉ mang mục đích tạo nên tiếng cười nhằm thu hút người xem, nhưng sự phản ánh sai lệch, tầm thường hóa, đã làm ảnh hưởng thuần phong mỹ tục của đồng bào các dân tộc anh em. Nguy hiểm hơn, cách hành xử thiếu ý thức đó đã xúc phạm và tạo nên sự ngăn cách cộng đồng bởi tâm lý định kiến và kỳ thị.
Xây dựng và phát triển nền văn hiến Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh là xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam dân tộc, hiện đại; là học tập, phát huy những phẩm chất trong sáng đẹp đẽ của những bậc hiền tài trong lịch sử, để trên cơ sở đó tạo điều kiện cho sự xuất hiện ngày càng nhiều các bậc hiền tài ở thời đại chúng ta.
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vừa ban hành hướng dẫn số 91- HD/BTGTU về Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Thời gian vừa qua, không ít hành xử kém văn minh của một bộ phận người dùng internet (in-tơ-nét) trong nước đã ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Đáng lo ngại hơn, các hành vi tiêu cực này lại tiếp tục tái diễn, thậm chí có chiều hướng gia tăng trong bối cảnh cả nước đang chung sức, đồng lòng chống lại đại dịch Covid-19.