Ngàn năm dưới bóng quê nhà là tập tùy bút của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà. Hiện chị đang công tác ở Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc Giang, là Tổng Biên tập Tạp chí Sông Thương. Qua 22 bài viết, cuốn sách đã tái hiện những nét không gian văn hóa cổ đặc sắc của vùng đất Bắc Giang xưa đan xen với những hình ảnh đặc trưng, những sản vật hiện tại của miền Kinh Bắc Thượng ngày nay.
(ND) Từ khi chủ trương xã hội hóa hoạt động bảo tàng ra đời, sự xuất hiện của các bảo tàng, nhà lưu niệm, khu tưởng niệm do tư nhân thành lập đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Một số địa chỉ trở thành điểm tham quan bổ ích nhờ chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử độc đáo. Tuy nhiên, về cơ bản đến nay, số lượng và chất lượng của các cơ sở này vẫn chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của công chúng.
(ND) Đối với lĩnh vực phim hoạt hình, Việt Nam là một thị trường giàu tiềm năng nhưng đáng tiếc suốt thời gian qua, thể loại phim này dường như không có chỗ đứng trên chính “sân nhà”, trong khi không ít bộ phim hoạt hình do nước ngoài sản xuất lại chiếm áp đảo doanh thu tại các phòng vé. Sự vào cuộc của các nhà làm phim hoạt hình tư nhân gần đây đã bước đầu mang lại những tín hiệu đáng mừng.
(NDĐT) Từ năm 2016, lộ trình thực hiện tự chủ tài chính của các nhà hát công lập chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặt ra, đồng thời yêu cầu các đơn vị phải hoàn thành vào năm 2020. Đến nay, nửa chặng đường đã đi qua, câu chuyện xã hội hóa các nhà hát thực hiện được đến đâu đang là điều mà dư luận quan tâm.
(ND)- Sự trì trệ, lạc hậu, chậm phát triển của sân khấu kịch nói so với yêu cầu của cuộc sống đã được nhiều nghệ sĩ trong giới thừa nhận. Thực trạng này đòi hỏi sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy cũng như cách làm của các nhà hát, đoàn kịch, của cá nhân nghệ sĩ mới có thể giúp kịch nói tiếp tục phát triển, và kéo được nhiều khán giả đến với sàn diễn.
Bài 1: Sân khấu kịch nói đang "ngủ đông"? -
(ND)- "Ngủ đông", đó là đánh giá của một số nhà phê bình nghệ thuật về thực trạng của sân khấu kịch nói nước nhà hiện nay. Dẫu nhận xét này có thể còn phần nào từ góc độ tiếp cận chủ quan, thì vẫn là ý kiến cần tham khảo. Bởi từ hoạt động của sân khấu kịch nói trong các năm qua, không khó để nhận ra một thực tế là rất ít vở diễn thành công, và công chúng thì có xu hướng ngày càng thờ ơ…
(ND ĐT) Nhằm lôi kéo sự chú ý của công chúng, thời gian qua không chỉ trong lĩnh vực thương mại, kinh doanh, mà trong nhiều hoạt động văn học, nghệ thuật, hiện tượng lạm dụng hình thức quảng bá, truyền thông thật đáng lo ngại. Một số tổ chức, cá nhân bất chấp thuần phong mỹ tục cố gắng thực hiện các chiêu trò đánh bóng tên tuổi một cách phản cảm, gây bức xúc trong dư luận.
(ND) Thời gian qua, sự xuất hiện hàng loạt tự truyện, hồi ký của người nổi tiếng trong giới giải trí đã nhận được sự quan tâm từ các phương tiện truyền thông, người hâm mộ, góp phần làm sôi động, phong phú thêm đời sống văn hóa, văn nghệ trong nước. Tuy nhiên, không ít người đang lợi dụng “những lời bộc bạch” để đánh bóng tên tuổi và các mục đích thiếu trong sáng khác.
Thời gian gần đây, những hoạt động bất thường của cái gọi là "Hội Thánh Đức Chúa Trời" (HTĐCT) tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước đang khiến dư luận hết sức lo ngại.
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới, lĩnh vực Văn học nghệ thuật (VHNT) của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực.
Vừa qua, UBND tỉnh Bắc Giang vừa có văn bản chỉ đạo việc đẩy mạnh công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường.
Ngày 10/4/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang có Chỉ thị về việc chấn chỉnh thực hiện nghiêm túc các quy định của Đảng, Nhà nước, của tỉnh về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội trên địa bàn tỉnh.
Ngày 03/4, tại thôn Đồi Cốc, xã Dĩnh Trì (TP Bắc Giang), Thành ủy, HĐND, UBND TP Bắc Giang long trọng tổ chức lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Bia hộp đá Đồi Cốc thời Mạc là Bảo vật quốc gia.