Chiều ngày 27/6/2022, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị giao ban khối Văn hoá -Văn nghệ quí II, triển khai nhiệm vụ quí III/2022. Đồng chí Trần Tuấn Nam, Tỉnh uỷ viên, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ chủ trì Hội nghị.
Trong tiến trình lịch sử, nông thôn là vùng có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội, đồng thời là nơi sản sinh, hình thành, lưu giữ những giá trị văn hóa cổ truyền, góp phần kiến tạo bản sắc văn hóa dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, văn hóa nông thôn vẫn tiếp tục khởi sắc song cũng chịu không ít sức ép, khó khăn và thách thức trong bảo tồn và phát huy, phát triển.
Ngày 12/5 (tức 12/4 Âm lịch), tại thôn Yên Viên, xã Vân Hà, UBND huyện Việt Yên (Bắc Giang) tổ chức lễ công bố Quyết định Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với lễ hội truyền thống Vật cầu nước làng Vân.
Ngày 13/12/2021, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 3196/QĐ-BVHTTDL kèm theo “Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật”. Đây là quy định cần thiết nhằm điều chỉnh hoạt động của những người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, đặc biệt là văn hóa ứng xử của nghệ sĩ trên mạng xã hội.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Liên hoan hát Quan họ tỉnh Bắc Giang lần thứ VII năm 2022 nhằm tuyên truyền, quảng bá, tôn vinh những giá trị di sản văn hóa Quan họ trong đời sống cộng đồng.
Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 (được phê duyệt tại Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày 12/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ) đã khẳng định quan điểm xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ và những người làm công tác văn hóa giữ vai trò nòng cốt. Do đó, cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa để phát huy các giá trị văn hóa, tạo động lực phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Từ khi ra đời đến nay, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đều có những quan điểm nhất quán, cởi mở và có hệ thống về giao lưu văn hóa với nước ngoài. Đóng cửa, khép kín và kỳ thị văn hóa nước ngoài là những xu hướng xa lạ với Đảng ta.
Thời gian qua, mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng lớn tới mọi mặt của đời sống xã hội. Song, bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh, các cơ quan khối Văn hóa-Văn nghệ đã tích cực, chủ động tham mưu giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về văn hóa, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao và đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho Nhân dân.
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định quá trình phát triển đất nước phải gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó phát triển kinh tế-xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên. Như vậy, Đảng ta coi phát huy giá trị văn hoá là một trọng tâm gồm “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy mạnh mẽ giá trị văn hoá, con người Việt Nam và sức mạnh thời đại, huy động mọi nguồn lực, phát triển nhanh và bền vững...”.
Sáng 21/4, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt nội dung kết luận, quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 (khóa XIII) cho lãnh đạo các cơ quan báo chí, xuất bản và lãnh đạo Liên hiệp Các hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp Các hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam và đại biểu văn nghệ sĩ, trí thức.
Ngày 19/4/2022, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Công văn số 1670/UBND-KGVX về việc tăng cường quản lý hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Với những giá trị nhân văn, nhân bản, độc đáo, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hướng về ngày Giỗ Tổ mùng 10 tháng 3, mỗi người dân Việt Nam lại ý thức sâu sắc hơn về trách nhiệm cá nhân với Tổ quốc, non sông để tiếp tục kế tục sự nghiệp vĩ đại của cha anh, xây dựng nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.
Là một bộ phận, một biểu hiện đặc biệt của văn hóa nhân loại và văn hóa quốc gia - dân tộc, văn hóa chính trị ngày càng có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người.
Trong bài viết “Quyết tâm chấn hưng và xây dựng thành công một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” in trong cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam” do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhắc đến vấn đề “chấn hưng văn hóa” dân tộc. Vậy vì sao phải chấn hưng văn hóa dân tộc và làm thế nào để chấn hưng văn hóa dân tộc?