Vẫn với thủ đoạn quen thuộc đã sử dụng nhiều năm nay, gần đây một số tổ chức gọi là “xã hội dân sự” lại tiếp tục công bố cái gọi là “thư ngỏ” đòi Nhà nước Việt Nam chấm dứt “đàn áp giới bất đồng chính kiến”, trả tự do cho “tù nhân lương tâm” và hàng loạt yêu sách phi lý khác. Điều này càng cho thấy rõ, tìm mọi cách để bôi nhọ, vu khống Đảng, Nhà nước Việt Nam, cổ súy tội phạm và hành vi phi pháp tại Việt Nam là mục đích mà các tổ chức này đang quyết liệt hướng đến.
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng và sự thành công của cách mạng chủ yếu phụ thuộc vào việc tập hợp được quần chúng, xây dựng được lực lượng cách mạng trong quần chúng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng cách mạng là cơ sở lý luận và bài học thực tiễn quý báu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho Đảng và nhân dân ta.
Truyền hình trên internet (in-tơ-nét) đang là một hướng đi mới tại nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, bên cạnh các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ truyền hình xuyên biên giới cũng ngày một đông đảo. Đó là điều cần được khuyến khích. Tuy nhiên, việc để xảy ra không ít sai phạm của một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình xuyên biên giới bị phát hiện, xử lý trong thời gian qua cũng cho thấy, hoạt động này cần được quản lý cũng như kiểm soát chặt chẽ hơn.
Ý nghĩa vĩ đại nhất của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là sau gần một thế kỷ bị nước ngoài đô hộ, dưới sự lãnh đạo của Việt Minh và Ðảng Cộng sản, dân tộc Việt Nam đã giành lại nền độc lập, người Việt Nam được làm chủ vận mệnh của mình, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Nhân kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám (1945 - 2020), từ nước Mỹ, Luật sư Hoàng Duy Hùng đã gửi tới Báo Nhân Dân bài viết chia sẻ những cảm nhận của ông về sự kiện quan trọng này. Dẫu còn một số nhìn nhận, đánh giá thể hiện quan điểm cá nhân, nhưng trên tinh thần tôn trọng tác giả, xin giới thiệu với bạn đọc toàn bộ bài viết này.
Thời gian gần đây, nhất là trong thời điểm đại hội Ðảng các cấp đang được tích cực triển khai, việc tố cáo dưới hình thức đơn thư nặc danh có những diễn biến bất thường, cả về nội dung cũng như số lượng đơn thư.
Để giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác lý luận, ở cấp trung ương có Ban Tuyên giáo Trung ương với tư cách là cơ quan tham mưu và Hội đồng Lý luận Trung ương với tư cách là cơ quan tư vấn. Ban Tuyên giáo có hệ thống tổ chức từ trung ương đến tỉnh, huyện, nhưng ở cấp địa phương, chủ yếu là chăm lo cho công tác tuyên giáo nói chung, ít có điều kiện tham gia công tác lý luận.
Tạp chí Tuyên giáo trân trọng giới thiệu bài diễn văn của đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương tại Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng (1/8/1930 - 1/8/2020). Đầu đề do Tạp chí đặt.
Năm năm của một nhiệm kỳ là một "lát cắt" trong dòng chảy lịch sử vẻ vang 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Hòa chung dòng chảy ấy là 90 năm rất đỗi tự hào của ngành Tuyên giáo. Nhìn lại "lát cắt" đó, nhiệm kỳ Đại hội XII sắp hoàn thành với rất nhiều thành tựu quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực, trong đó, ngành Tuyên giáo có đóng góp xứng đáng và quan trọng với nhiều dấu ấn đổi mới
Trong suốt các thời kỳ cách mạng, Đảng ta luôn coi trọng công tác tuyên giáo, khẳng định đây là một bộ phận cấu thành rất quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, là lĩnh vực trọng yếu để xây dựng, bồi đắp nền tảng tư tưởng của Đảng, nền tảng chính trị của chế độ, nền tảng tinh thần của xã hội.
Tham gia mạng xã hội (MXH) là quyền của mỗi người. Tuy nhiên, để thể hiện ý thức trách nhiệm với xã hội, cộng đồng, cũng như bảo đảm MXH thật sự hữu ích, lành mạnh, cần có sự gương mẫu của mọi người, trong đó có cán bộ, đảng viên. Các năm qua, bên cạnh số đông người tham gia, sử dụng MXH một cách có ý thức, trách nhiệm, góp phần tích cực xây dựng MXH trong lành, vẫn xuất hiện tình trạng không ít người, trong đó có hiện tượng một số cán bộ, đảng viên, đang công tác hoặc đã nghỉ hưu, khi tham gia MXH lại có phát ngôn lệch chuẩn, đi ngược đạo lý và truyền thống dân tộc, thậm chí có ý kiến trái ngược với quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước, hùa theo luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Đây là hiện tượng cần được lên án, phê phán, thậm chí xử lý nghiêm khắc.
Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân (HÐND) các cấp là sự kiện chính trị - xã hội quan trọng của đất nước, luôn được cử tri cả nước quan tâm, cũng như nghiêm túc thể hiện trách nhiệm công dân qua từng lá phiếu. Song đối với các thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí, thì đó lại được coi là cơ hội để thực hiện nhiều âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc, vu khống, nhằm tiến công vào hoạt động thực thi dân chủ ở Việt Nam.
Ngày 30-5-2019, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 35-CT/TW về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (Chỉ thị 35). Ngay lập tức, như những gì đã vốn thuộc về bản chất, các thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam cũng bắt đầu một “chiến dịch” xuyên tạc đường lối cách mạng, đồng thời tìm mọi cách để bịa đặt, vu cáo, phủ nhận vai trò tổ chức, lãnh đạo xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Mùa Thu này, ngành Tuyên giáo mà tiền thân là Ban Cổ động và Tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng tròn 90 tuổi. Thế là niềm vui được nhân đôi. Niềm vui ấy hòa quyện với niềm tự hào về những thắng lợi vẻ vang mà đất nước ta giành được trong suốt chặng đường 90 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó có sự đóng góp vô cùng to lớn của ngành Tuyên giáo.
Bất chấp thành tựu mọi mặt Việt Nam đã đạt được, nhiều năm qua, với chiêu bài "dân chủ", các thế lực thù địch cùng một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí ở trong nước và nước ngoài luôn tìm mọi cách để bôi nhọ, vu cáo và tiến công Ðảng và Nhà nước Việt Nam, thực hiện mưu đồ làm suy yếu hệ thống chính trị, suy giảm lòng tin của nhân dân, làm chệch hướng tiến trình phát triển. Vì thế, vạch trần bản chất của thủ đoạn này luôn là việc làm cần thiết và thường xuyên.