Sáng 19/7, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Bắc Giang, Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động hiến máu tình nguyện (HMTN) tỉnh phối hợp với Ban tổ chức Hành trình đỏ quốc gia, Viện Huyết học truyền máu T.Ư khai mạc Chương trình “Hành trình đỏ” tỉnh Bắc Giang lần thứ 7, năm 2020, Ngày hội hiến máu tình nguyện “Giọt hồng yêu thương”.
Phát huy kết quả đạt được trong tuần đầu triển khai “Tháng Cao điểm vận động nhân dân tham gia BHXH tự nguyện”, Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Lục Ngạn tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo hiểm thông qua nhiều hoạt động phong phú, hiệu quả.
Ngày 07/11/2017, Sở Khoa học và Công nghệ có Quyết định số 273/QĐ-KHCN về việc công nhận kết quả thực hiện Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khoa giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”, gồm 09 chuyên đề, do đồng chí Đỗ Đức Hà- Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy làm Chủ nhiệm Đề tài. Sau khi được công nhận, với chức năng, nhiệm vụ, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tích cực phối hợp với các ngành, địa phương để triển khai thực hiện. Trong phạm vi bài viết, tác giả tập trung vào hiệu quả sau hơn hai năm triển khai áp dụng chuyên đề “Thực trạng và giải pháp hoạt động của công tác khoa giáo trong lĩnh vực thể dục, thể thao và gia đình” ở địa bàn tỉnh.
Tổng hợp từ Sở Giáo dục và Đào tạo, sau 15 ngày đăng ký dự thi (ĐKDT) tốt nghiệp THPT năm 2020 (từ ngày 15/6 đến 30/6), toàn tỉnh có hơn 19,3 nghìn thí sinh đăng ký tham gia kỳ thi (giảm khoảng 300 em so với năm trước), trong đó số thí sinh tự do là 691 em, còn lại là học sinh đang học lớp 12.
Hưởng ứng phong trào xã hội hóa xây dựng trường lớp sáng, xanh, sạch đẹp nhằm tạo môi trường học tập, vui chơi an toàn, lành mạnh, hiệu quả cho học sinh. Chiều ngày 17/6/2020, tại Trường Tiểu học Dĩnh Kế (TP. Bắc Giang), Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Đất Việt đã tiến hành trao tặng 02 chiếc điều hòa trị giá 15 triệu đồng cho cô và trò Trường Tiểu học Dĩnh Kế (TP. Bắc Giang).
Trong những năm qua, công tác điều tra, nắm bắt, định hướng dư luận xã hội (DLXH) đã được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đổi mới phương thức hoạt động, chất lượng, hiệu quả được nâng lên, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Gia đình là tế bào của xã hội; là nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc là trách nhiệm của nhiều ban ngành, nhiều tổ chức, xã hội và của mỗi công dân.
Đã thành nét đẹp của truyền thống dân tộc, mỗi khi đất nước gặp khó khăn từ dịch bệnh, thiên tai thì truyền thống “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách” của người Việt Nam lại được phát huy thông qua những phong trào, hoạt động từ thiện diễn ra trên khắp đất nước, thu hút sự tham gia tích cực của rất nhiều nhà hảo tâm. Song gần đây, lợi dụng danh nghĩa từ thiện, một số người đã có hành vi không đúng mực, biến việc làm ý nghĩa và tốt đẹp này thành phương thức phục vụ mục đích cá nhân, đánh bóng hình ảnh, thậm chí để quảng cáo, lừa đảo... Điều đó cần phải bị lên án, ngăn chặn kịp thời.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang là vấn đề sinh tử ở nhiều quốc gia thì thực tế vấn đề này tại Việt Nam lại được dư luận thế giới đánh giá cao, ca ngợi. Thậm chí, trước những thành tựu đạt được trong phòng, chống dịch Covid-19 của Việt Nam nhiều nước đặt ra câu hỏi: Vì sao một đất nước còn nghèo, còn nhiều khó khăn như Việt Nam lại khống chế được dịch bệnh, không tổn hại tính mạng con người? Tuy nhiên, bên cạnh phần lớn những nhận xét, đánh giá khách quan, công bằng, tôn trọng sự thật, thì một số tổ chức, trang truyền thông và cá nhân lại cố tình bóp méo sự thật, tìm cách soi mói, bịa đặt, xuyên tạc rồi dựa vào đó để vu cáo Chính phủ và nhân dân Việt Nam.
Thiên tai trước đây diễn ra theo mùa, còn giờ đây xuất hiện quanh năm, kể cả trong những tháng được xem là hiếm có thiên tai như trước đây. Năm 2019, thiên tai trong khu vực và trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, cực đoan, bất thường với tổng số 600 đợt thiên tai quy mô cấp quốc gia và khu vực. Tổng thiệt hại về kinh tế do thiên tai gây ra trong năm 2019 trên thế giới khoảng 150 tỷ USD.
Khoa giáo bao gồm nhiều lĩnh vực rộng lớn như khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo; chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ; dân số, gia đình và trẻ em; thể dục, thể thao; công tác tri thức khoa học; công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân tài. Công tác khoa giáo là hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng nhằm hướng đến mục tiêu chăm lo nhân tố con người, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu: “ Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Năm nay, việc tiêu thụ vải thiều gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID- 19; tỉnh Bắc Giang xác định 3 kịch bản, nhiều nhiệm vụ, giải pháp vừa làm tốt tiêu thụ vải thiều, vừa làm tốt phòng chống dịch.
Ngày 23/4/2020 Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Bắc Giang đã ban hành Công văn số 419/SGDĐT-VP về việc học sinh, sinh viên đi học trở lại sau kỳ nghỉ phòng, chống dịch Covid-19.
Trong những năm qua, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bắc Giang đã phối hợp tham mưu, chỉ đạo, định hướng các cơ quan khoa giáo, ban tuyên giáo các huyện, thành ủy, cơ quan báo chí - truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền về các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và kết quả hoạt động trên lĩnh vực khoa giáo.
Ngày 20/4/2020, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy ban hành Công văn số 1471- CV/BTGTU hướng dẫn việc tổng kết Chỉ thị số 54-CT/TW về “Tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới".