Chiều 14/7/2021, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cho lãnh đạo các cơ quan báo chí, xuất bản toàn quốc. Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Bắc Giang có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Sở Thông tin và Truyền thông; lãnh đạo các cơ quan báo chí của tỉnh…
Nhận thức rõ, công tác giáo dục lý luận chính trị là một bộ phận của công tác tư tưởng, là giải pháp quan trọng đối với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay, góp phần nâng cao nhận thức chính trị, thống nhất tư tưởng và hành động của cán bộ, đảng viên, hội viên, ban tuyên giáo các cấp tỉnh Bắc Giang đã tích cực tham mưu giúp cấp ủy chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đạt được kết quả thiết thực.
Tại Đại hội toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta khẳng định: “Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân”. Không ngừng xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân là phương hướng cơ bản để phát huy dân chủ XHCN, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đây cũng là một trong ba khâu đột phá chiến được đã được Đại hội Đảng XIII đã khẳng định và làm rõ.
Trong thời gian qua, việc tổ chức các hội nghị quán triệt, học tập và triển khai nghị quyết bằng hình thức trực tuyến tại Đảng bộ tỉnh Bắc Giang được triển khai sâu rộng và đạt hiệu quả rất thiết thực. Cách làm này góp phần rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí tổ chức các hội nghị quán triệt ở các cấp; chất lượng hội nghị, chất lượng báo cáo viên truyền đạt trực tiếp tại hội nghị được nâng lên.
Hà Huy Tập sinh ngày 24/4/1906, trong một gia đình nhà nho nghèo ở làng Kim Nặc, tổng Thổ Ngọa, nay là xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Ngay từ nhỏ Hà Huy Tập đã nổi tiếng tư chất thông minh, ham học, cần cù, chịu khó; mặc dù hoàn cảnh có nhiều khó khăn nhưng đồng chí đã vượt qua và tốt nghiệp hạng ưu Trường Quốc học Huế.
Qua hai nhiệm kỳ Đại hội XI và XII (10 năm), việc thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế tuy đạt được một số kết quả tích cực, nhưng vẫn chưa tạo được bước chuyển căn bản sang mô hình phát triển kinh tế mới. Hơn nữa, trong bối cảnh mới của tình hình thế giới, khu vực và đất nước, nhất là tác động của cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục đề ra nhiệm vụ “đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng” với nhiều nội dung mới, yêu cầu mới[3].
Phát huy mạnh mẽ dân chủ, khuyến khích tìm tòi sáng tạo trong nghiên cứu lý luận là một chủ trương đã được khẳng định trong nhiều nghị quyết của Đảng ta.
Tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là công tác thường xuyên, cơ bản, mà còn được đặt ra như một trong những vấn đề bức thiết trong bối cảnh công tác tư tưởng hiện nay.
Ngày 9/3/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Chỉ thị số 01-CT/TW về việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Sau đây là toàn văn Chỉ thị.
Thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với hoạt động nghiên cứu lý luận trong một phần tư thế kỷ qua đặt ra nhiều vấn đề về tư duy, nhận thức, quản lý, tổ chức thực hiện… cần được giải quyết tốt nhằm đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với lĩnh vực đặc biệt quan trọng này.
Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Lê Thanh Nghị có nhiều đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam, trong đó có lĩnh vực thi đua yêu nước. Những quan điểm chỉ đạo và thành tựu của phong trào thi đua yêu nước thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam in đậm dấu ấn cá nhân Phó Thủ tướng kiêm Trưởng Ban Thi đua Trung ương Lê Thanh Nghị.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, đánh dấu sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở Đông Nam Châu Á; làm thay đổi cục diện địa chính trị thế giới; khẳng định một đất nước độc lập, tự do; một đất nước có chủ quyền trên đất liền, trên biển, trên không. Nhưng trên hết, thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong tư duy, nhận thức và hành động của con người công dân Việt Nam.
Là một người tiên tri tiên lượng, nhà dự báo chiến lược thiên tài, sau khi dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản (7/1935), trả lời nhà văn I.Êrenbua khi được hỏi cảm nghĩ về mùa xuân này, Nguyễn Ái Quốc nói: “Tôi chỉ có một mong ước là sớm trở về Tổ quốc tôi”(1)...
Hoàng Hữu Thư (bí danh là Nguyễn Xuân Thành), sinh năm 1936, quê ở thôn Tân Phượng, xã Tân Mỹ, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang; là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1951 (khi mới 15 tuổi), Hoàng Hữu Thư tham gia du kích xã Tân Mỹ. Lúc này, Tân Mỹ thuộc vùng tạm chiếm của địch. Với nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc trong kháng chiến, Hoàng Hữu Thư được Bác Hồ làm thơ khen ngợi, tặng thưởng Huy hiệu Bác Hồ.
Sáng ngày 3/12, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Sách lý luận, chính trị với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.