Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, để huy động lực lượng tham gia kháng chiến, nhiều đơn vị trong tỉnh đã được thành lập, đơn vị C266 Đội 36 là một trong những đơn vị được thành lập trong thời gian này và đơn vị đã góp phần quan trọng vào chiến thắng chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc.
Ảnh minh họa
Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược bước vào giai đoạn ác liệt, cuối năm 1953, đơn vị C266 Đội 36 được thành lập gồm những thanh niên được lựa chọn ở các xã thuộc huyện Yên Thế, Tân Yên, Hiệp Hòa, Lạng Giang… Địa điểm tập kết tại làng Dĩnh Kép, xã Hồng Kỳ, huyện Yên Thế. Ban chỉ huy đại đội gồm đồng chí Lê Xuân Giá, xã Lan Giới, huyện Tân Yên, đồng chí Nguyễn Phẩm, Đại đội phó người xã Tân Sỏi, huyện Yên Thế. Đại đội có khoảng 100 người, phiên chế làm 3 trung đội, mỗi trung đội có 3 tiểu đội theo mô hình tổ chức như quân đội.
Đội 36 do anh Tạ Quang Chiến làm Đội trưởng. Đơn vị C266 làm nhiệm vụ tại ATK ngay từ ngày mới thành lập cuối năm 1953.
Nhiệm vụ của C266 là mở đường Thái Nguyên đi Tuyên Quang (qua đèo Muồng, Keo láng, chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên sang Thành Cốc, Kim Quan huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) và đường nội bộ; làm nhà, hội trường cho cơ quan Trung ương, Chính phủ và Bác Hồ ở và làm việc; bảo vệ canh gác khu vực An toàn khu làm thủ đô kháng chiến.
Đầu năm 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ có tính quyết định. Chủ trương của Trung ương lấy 8.000 thanh niên xung phong sang quân đội đi chiến đấu, trong đó có C266. Để lại bộ khung cán bộ được cử đi đón quân thanh niên xung phong các tỉnh miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) về An toàn khu tiếp tục làm nhiệm vụ phục vụ An toàn khu.
Sau chiến thắng ở chiến dịch Điện Biên Phủ ngày 07/5/1954, hòa bình được lập lại, đơn vị C266 từ An toàn khu về Đại Từ, Thái Nguyên làm nhà cho Bác Hồ, lãnh đạo Trung ương và cơ quan ngoại giao đại sứ quán các nước Liên Xô, Trung Quốc ở và làm việc.
Khi về Thủ đô (1954), C266 về ở khu học xá Việt Nam (nay là Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội), được nhận nhiệm vụ làm kỳ đài, Quảng trường Ba Đình, một số đi xây dựng nhà máy Trung quy mô, nhà máy gỗ diêm Cầu Đuống, dệt 8/3, đi khai thác mỏ than Mạo Khê, Đông Triều (Quảng Ninh0. Số sang các ngành xây dựng, thủy lợi, cơ quan ngoại giao, Trung ương Đoàn thanh niên, ngành an ninh, một số người đi cách cách ruộng đất, tiếp quản Hải Phòng… dù ở lĩnh vực nào, cán bộ, đội viên đều phát huy phẩm chất của thanh niên xung phong, phấn đấu học tập, người làm quản lý, cán bộ khoa học của Đảng và Nhà nước.
Trong số người sang ngành an ninh, riêng C266 đã có 01 thiếu tướng, 8 đại tá, 8 trung tá… đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ được giao trong sự nghiệp xây dựng đất nước và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Thời gian kết thúc của đơn vị C266 vào giữa năm 1955. Sau khi giải thể C266 nhiều đồng chí còn tham gia công tác Đảng, chính quyền, đoàn thể tại địa phương đều hoàn thành tốt nhiệm vụ, gương mẫu chấp hành mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương./.